Tin trong ngành

Các nhà nghiên cứu Ấn Độ tìm ra cách thức cắt sử dụng nước trong ngành dệt

04-09-2018

Các nhà nghiên cứu tại khoa Hóa học của Đại học Calicut ở bang Kerala (Ấn Độ) đã tìm ra phương thức mới để “hồ” và “rũ hồ” sợi bông và sợi polyeste thông qua quá trình khô có sử dụng dioxit cacbon lỏng và siêu tới hạn (scCO2) và axetat đường rẻ tiền, có thể tiết kiệm nước trong ngành dệt tiêu tốn nước này.
 

Kết quả hình ảnh cho water in textile

 

Công trình nghiên cứu đã được công bố trong tạp chí “ACS Hóa học bền vững và Kỹ nghệ”.

Hồ sợi là quá trình đưa lớp tráng kết dính có tính bảo vệ lên sợi để tăng độ bền cho sợi, để giảm độ đứt trên máy dệt và duy trì hiệu suất dệt tối đa. Phương pháp hồ sợi cổ truyền bao gồm kéo sợi đi qua dung dịch hồ sợi đặc, hầu hết là tinh bột và polyvinyl alcohol và sau đó sấy khô.

Sau khi dệt sợi phải được rũ hồ bằng cách giặt trong nước, yêu cầu 2.500-21.000 lít nước/1.000 kg sợi bông và sấy khô là quá trình tiêu tốn năng lượng.

Nhóm đã nghiên cứu khả năng sử dụng scCO2 làm môi trường thay thế để hồ và rũ hồ bằng cách sử dụng các hợp chất tan trong CO2 như là octaaxeta sucro (SOA) và hai hợp chất khác làm tác nhân hồ.

Độ bền đứt của sợi gần như là tăng gấp đôi đối với sợi bông khi được hồ bằng SOA, trong khi tăng 60% đối với sợi polyeste. SOA có thể được giặt hết ra khỏi sợi trong rũ hồ khi dùng scCO2.

Nhóm nghiên cứu gồm các ông P Ravendran, Anu Antony, Anila Raj, Jyothi P Ramachandran của Đại học Calicut, ông Resmi M Ramakrishnan từ trường SNGS College và Scott L Wallen từ Đại học bách khoa Florida.

Theo vinatex.com